Pages

Tuesday, October 22, 2019

Mẹo đơn giản tránh bị trao nhầm con khi sinh ở bệnh viện

Sự việc trao nhầm con hi hữu xảy ra ở Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) 6 năm trước đã khiến hai gia đình rơi vào tình cảnh trớ trêu.
Trao đổi với PV, anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, ở Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) - người đã viết đơn kiến nghị lên Bộ Y tế về việc mình bị trao nhầm con - cho biết, hiện nay cả gia đình anh và gia đình của chị Vũ Thị Hương (35 tuổi, ở Phú Mỹ A) vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung. Do đó, cả hai cháu bé (Phùng T.H. và Đào N.M.) vẫn chưa được nhận bố mẹ đẻ của mình.
Từ sự việc này, để các gia đình tránh rơi vào cảnh trao, nhận nhầm con sau khi sinh ở các bệnh viện, bố mẹ cần ghi nhớ những điều sau:
Tìm hiểu bệnh viện
Chọn bệnh viện là khâu cực kỳ quan trọng. Bên cạnh những dịch vụ y tế, bạn nên tìm hiểu cả các biện pháp an ninh tại viện.
Quy trình sinh nở ở mỗi bệnh viện không giống nhau. Khi đăng ký sinh ở bệnh viện, thai phụ nên tìm hiểu kỹ quy trình sinh nở ở đó.
Chụp ảnh
Sau khi trẻ chào đời, bố mẹ nên cẩn thận xem lại các chi tiết trên người con. Chụp ngay ảnh con lại khi con được đưa ra với bố. Tuy nhiên vì các bé mới sinh rất giống nhau, nếu chụp nguyên mặt chắc cũng hơi khó nhận ra nên bố mẹ có thể tháo luôn mũ trên đầu con để xem tóc con thế nào, nhiều hay ít. Cũng có thể tháo phần bao chân của con, nhìn thật kỹ hình dáng, rồi cả phần móng chân của con.
Meo don gian tranh bi trao nham con khi sinh o benh vien
 Ngay khi được các hộ lý đưa ra với bố, cần cẩn thận xem lại các chi tiết trên người con
Hoặc cha mẹ tìm những điểm đặc biệt trên cơ thể con rồi chụp lại. Khi bé được quay trở lại với gia đình, hãy mở ảnh để so cho chắc.
Theo sát con
Đứa trẻ sẽ không bị trao nhầm cho gia đình khác nếu bạn luôn ở bên con. Hãy hỏi y bác sĩ những loại xét nghiệm, kiểm tra nào có thể làm ngay tại phòng để tiện theo sát con. Trường hợp trẻ phải được đưa tới nơi khác, hãy nhờ người thân đi cùng.
Ghi nhớ thông tin của trẻ

Tin tài trợ

Trẻ mới chào đời luôn được đeo vòng tay. Khi nhận lại bé từ y bác sĩ, gia đình cần kiểm tra thông tin trên vòng tay trẻ có khớp với mẹ không.
Meo don gian tranh bi trao nham con khi sinh o benh vien-Hinh-2
 Kiểm tra thông tin trên vòng tay trẻ có khớp với mẹ
Bên cạnh đó, bố mẹ đừng quên các đặc điểm khác như giới tính, màu tóc bé... Bạn cũng có thể yêu cầu y bác sĩ cân và đo chiều dài cho bé thêm lần nữa.
Đánh dấu trên cơ thể con
Mang theo bút lông để đánh dấu vào chân con. Khi vừa chào đời, người ta chỉ vệ sinh sơ qua cho con nên sẽ không sợ bị mờ vết bút. Sau khi con được về với mẹ, mẹ sẽ đeo cho con chiếc vòng bạc có đặt sẵn mã số và một chiếc chìa khóa. Bố mẹ sẽ giữ chiếc chìa khóa này.
Liên lạc với người cùng phòng đẻ
Bố mẹ cũng nên xin số điện thoại của các mẹ cùng phòng đẻ và liên lạc để lỡ có sự việc trao nhầm, nhận nhầm con thì luôn có cơ sở tìm lại con.
Ngoài ra, một cách "ăn chắc" hơn cũng được các mẹ nghĩ đến ghi đầy đủ thông tin, bao gồm cả số điện thoại của bố mẹ vào một mảnh giấy và dán chặt vào lớp áo trong của con.
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Monday, October 21, 2019

Tan chảy với hình ảnh bố chơi cùng con siêu dễ thương

Hình ảnh bố chơi cùng con siêu dễ thương.Ông bố cảm động khi lần đầu được bế con.Bố chơi đồ hàng cùng con gái.Khi bố làm thợ vẽ móng cho con.Bố và anh trai chăm bé.Ngủ cũng phải nắm tay bố."Để con trang điểm cho bố nhé". Hai bố con cùng làm thí nghiệm.Bố và con cùng xem TV rất ngầu.Bố ngủ ngon trong vòng tay con gái. Bố và con gái cùng đắp mặt nạ.Cha nào con đấy!Cha vẽ nail chân cho con gái.Ông bố của năm, một nách 4 con.Bố đánh đàn ru con ngủ thật dễ thương. Ảnh: BS.

Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong
Hình ảnh bố chơi cùng con siêu dễ thương.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-2
Ông bố cảm động khi lần đầu được bế con.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-3
Bố chơi đồ hàng cùng con gái.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-4
Khi bố làm thợ vẽ móng cho con.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-5
Bố và anh trai chăm bé.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-6
Ngủ cũng phải nắm tay bố.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-7
"Để con trang điểm cho bố nhé".
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-8
Hai bố con cùng làm thí nghiệm.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-9
Bố và con cùng xem TV rất ngầu.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-10
Bố ngủ ngon trong vòng tay con gái.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-11
Bố và con gái cùng đắp mặt nạ.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-12
Cha nào con đấy!
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-13
Cha vẽ nail chân cho con gái.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-14
Ông bố của năm, một nách 4 con.
Tan chay voi hinh anh bo choi cung con sieu de thuong-Hinh-15
Bố đánh đàn ru con ngủ thật dễ thương. Ảnh: BS.
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

“Điều kỳ diệu” trên giường có thể xảy ra khi uống 2 tách cà phê!

Công trình thú vị này vừa được nhóm tác giả đến từ Viện Y tế quốc gia Mỹ trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Y học sinh sản Mỹ được tổ chức tại thành phố Denver, tiểu bang Colorado.
“Dieu ky dieu” tren giuong co the xay ra khi uong 2 tach ca phe!
Các nhà khoa học Mỹ khuyên đàn ông nên uống 2 tách cà phê mỗi ngày - ảnh minh họa từ internet 
Tiến sĩ Sunni Mumford, tác giả chính của nghiên cứu cho biết chính họ cũng ngạc nhiên với tác động thần kỳ lên sức khỏe sinh sản mà một lượng nhỏ caffein có thể tạo nên.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 500 cặp vợ chồng đang muốn có em bé và ghi lại chi tiết thói quen uống cà phê của những người đàn ông. Kết quả cho thấy các quý ông này chỉ cần nạp vào lượng caffein tương ứng 2 tách mỗi ngày trong suốt 1 tuần trước khi quan hệ tình dục, họ sẽ tăng gấp đôi khả năng giúp bạn tình thụ thai.
Các nhà nghiên cứu tin rằng điều kỳ diệu nằm ở việc caffein tác động tích cực lên hai hóa chất ATP và GTP trong cơ thể nam giới, là những yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Vì chất gây tác động là caffein, nên bạn có thể chọn một loại đồ uống có caffein khác như trà.

Tin tài trợ

Với phụ nữ, việc uống cà phê không cho thấy tác động rõ rệt nào, tuy nhiên nếu họ có uống rượu trước và sau khi rụng trứng, khả năng thụ thai sẽ giảm 26%.
Nghiên cứu nhận được nhiều bình luận trái chiều, nhiều người cho rằng đó là một cách dễ dàng và cũng ngon lành để thử. Một số chuyên gia lại nghi ngại vì có một số nghiên cứu trước đó lại cho rằng cà phê có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
Theo Tiến sĩ Channa Jayasena, một chuyên gia tư vấn về sức khỏe sinh sản tại Imperial College London, trường thành viên của Đại học London (Anh), có nghiên cứu trước đây chứng mình rằng caffein quá cao có hại cho số lượng tinh trùng của nam giới.
Tiến sĩ Jayasena cho rằng để áp dụng cà phê như một liệu pháp dinh dưỡng trong chuyện sinh sản, các tác giả cần chứng minh rõ ràng hơn cơ chế hoạt động của caffein cũng như mở rộng quy mô nghiên cứu.
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Đừng phá hủy thận của con bằng thói quen ăn mặn của người lớn

Dung pha huy than cua con bang thoi quen an man cua nguoi lon
Cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ sẽ gây hại cho thận, ảnh hưởng sức khỏe trẻ. Ảnh minh họa 
Trong bài viết này, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đã đưa ra những lời khuyên hữu ích về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Được sự đồng ý của tác giả, Gia Đình Mới xin đăng tải bài viết.

Tôi dám chắc một điều rằng rất nhiều người mẹ nuôi con đang chịu chỉ trích, thậm chí cãi nhau với ông bà vì không chịu bỏ muối vào đồ ăn dặm của trẻ con. Thậm chí, có một số ông bà khi nêm đồ ăn dặm của cháu nội/ngoại thấy nhạt tự ý bỏ muối vào cho vừa miệng mà không hề quan tâm đến lời mẹ bé.
Chắc hẳn ai nấu ăn cũng biết chiếc muỗng cà phê (teaspoon) và bạn có biết rằng 1 gram muối chỉ bằng 1/6 chiếc muỗng cà phê ấy? Đó cũng chính là lượng muối mà 1 đứa bé < 12 tháng tuổi cần. Cực kỳ ít!
Mặn là 1 trong 5 vị cơ bản mà lưỡi ta có thể cảm nhận và phần lớn vị mặn ấy đến từ mắm, muối...ta nêm thức ăn. Khi ăn, nếu lưỡi được kích thích bởi càng nhiều vị thì mức độ ngon miệng càng tăng.
Đó là lí do vì sao chúng ta luôn thêm muối vào khi nấu nướng để ăn ngon hơn. Nhưng có một điều tai hại đó là một số bố mẹ, ông bà nghĩ rằng khi nấu bột cho con, thêm 1 ít muối vào cho nó ngon miệng, cho nó cứng cáp... Đó là một quan niệm sai lầm.
Thứ nhất, việc ngon miệng là do ông bà cha mẹ nghĩ vậy và chỉ đúng với người lớn mà thôi. Còn đối với trẻ em là một chuyện khác. Số lượng cơ quan cảm nhận vị giác của trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều, nghĩa là, cùng một kích thích nhưng vị giác trẻ con nhận được sẽ mạnh và nhanh hơn người lớn.
Đó là lí do vì sao đôi khi chỉ 1 ít tiêu hoặc hành trong cháo nhưng những đứa trẻ vẫn không thể ăn là vậy. Nêm muối vào đồ ăn dặm của trẻ  với suy nghĩ là ngon miệng là sai lầm. Ngon với người lớn chứ cực mặn với trẻ con.
Dung pha huy than cua con bang thoi quen an man cua nguoi lon-Hinh-2
Đồ ăn của trẻ dưới 12 tháng tuổi không cần cho thêm muối. Ảnh minh họa 
Thêm vào đó, khi ăn nhiều muối, bé phải đi tiểu nhiều hơn để thải lượng muối đó ra ngoài và kéo theo ion quan trọng khác, trong đó có canxi. Nhiều nghiên cứu ghi nhận vùng có thói quen ăn mặn càng nhiều thì tỷ lệ cao huyết áp và loãng xương càng cao. Vậy có chắc là do không ăn muối nên bé không cứng cáp?

Thứ hai, chức năng thận của trẻ em chưa hoàn thiện ngay từ lúc mới sinh ra mà chỉ đạt chức năng ngang người lớn sau 3 tuổi. Nghĩa là nếu như con bạn
Tôi vẫn nhắc lại : "Con là con của mình. Mình là mẹ và là người chịu trách nhiệm cao nhất cho cuộc đời con". Nếu có nấu đồ ăn dặm cho bé thì đừng nêm muối cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và hãy tự nấu đồ ăn cho con.

Tin tài trợ

Chắc một số bạn sẽ thắc mắc tại sao bé dưới 12 tháng tuổi cần 1gr muối/ngày nhưng tôi khuyên không nêm. Là bởi vì trong bột ăn dặm, sữa công thức, trái cây... đã chứa đủ (nếu không muốn nói hơn 1gr muối) cho con bạn. Việc nêm muối vào chỉ làm thận con bạn thêm quá tải mà thôi.
Thứ ba, theo khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau:
Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (
1 đến 3 tuổi : 2g muối/ngày (0.8g Natri)
4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)
7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri)
Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)
Các bạn thấy đó, trẻ 11 tuổi mới cần 6g muối hay 1 muỗng cà phê muối mà thôi. Mình nói vậy thì chắc bạn hiểu việc nêm chỉ 1/2 muỗng muối cho trẻ
Bạn có biết rằng 1 người phụ nữ Mỹ đã cố gắng giết con gái 17 tháng tuổi của mình để níu kéo tình cảm từ chồng đã li dị bằng...muối? Đứa bé dù được cấp cứu nhưng tử vong do ngộ độc muối và người mẹ này phải lãnh 30 năm tù.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho các bậc phụ huynh là:
1. Quan niệm muối cho ngon miệng chỉ đúng với người lớn. Còn đối với trẻ con đó là cực mặn và đánh đổi bằng hại thận, hại sức khoẻ.
Việc nêm muối không giúp trẻ ăn ngon hơn hay làm bé cứng cáp đâu. Đừng có tự suy diễn hay tự huyễn hoặc nữa.
2. Nếu ông bà vẫn giữ quan niệm nêm muối vào đồ ăn dặm cho con thì chính mẹ hãy là người nấu những bữa ăn cho con. Hãy bỏ ra 15 phút để nấu cho chính con mình. Không ai nấu nồi cháo ngon bằng mẹ đâu.
3. Vị giác của trẻ em nhạy hơn người lớn rất nhiều. Nên nếu bé nói cay, nóng, chua, mặn, ngọt...nghĩa là bé đang nói thật. Đừng nghĩ rằng bé đang tìm cách né món ăn. Nêm gia vị quá đậm là một trong những nguyên nhân khiến bé ám ảnh và biếng ăn. Và việc nêm 1/2 muỗng cà phê muối là vượt quá ngưỡng tối đa cho con.
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Con trai khóc lóc đau khổ chỉ vì ông bố thay đổi kiểu tóc

Mới đây, gia đình nhà Harris ở thành phố New York đã đăng tải đoạn clip về cậu con trai bé nhỏ của họ và thực không ngờ nó thu hút 130k người xem trên Twitter, hơn 1,6 triệu lượt xem khi trang LADbible đăng lại.

Nội dung của đoạn clip hết sức đơn giản: Ông bố Greg Harris, 31 tuổi, trở về nhà sau khi vừa mới 'tân trang' lại quả tóc và phải ứng của cậu bé 8 tháng tuổi Mason khi vừa nhìn thấy bố.
Con trai khoc loc dau kho chi vi ong bo thay doi kieu toc
 Hình ảnh trước và sau cắt tóc của ông bố.
Trong đoạn clip ông bố xuất hiện sau lưng Mason và nói: 'Hi' (Xin chào).

Ngay lập tức, cậu bé quay lại theo giọng nói quen thuộc. Nhưng khi vừa nhìn thấy bố mình, cậu mở to đôi mắt để nhìn thật kĩ rồi bất ngờ quay đi bật khóc rất 'drama'. Nhìn cậu bé khóc rất là đau khổ khiến dân mạng bật cười.
Con trai khoc loc dau kho chi vi ong bo thay doi kieu toc-Hinh-2
 Cậu bé chớp chớp mắt nhìn ông bố rồi quay đi khóc đầy đau khổ.
Sau đó Mason lại nhìn bố lần 2 rồi vẫn không tin vào mắt mình, òa khóc nức nở, ôm mặt, quệt nước mắt.

Lý do cậu bé bật khóc là vì ông bố Greg sao nay khác quá. Mái tóc xoăn 'signature' của bố nay còn đâu. Đây là ai chứ đâu phải bố!

Con trai khoc loc dau kho chi vi ong bo thay doi kieu toc-Hinh-3
 Được bố ôm bế dỗ dành cậu bé vẫn không thôi khóc vì chẳng nhận ra bố nữa. 

Tin tài trợ

Mẹ của bé Mason, 33 tuổi, quay video mà không nhịn được cười. Ông bố Greg bối rối trước biểu cảm của con trai. Thậm chí khi bế Mason lên dỗ dành, cậu bé vẫn chưa chịu dừng khóc đầy 'thống thiết'.

Sau khi xem xong clip ngắn này của nhà Greg, cư dân mạng đã để lại nhiều bình luận về tình huống đầy 'éo le' của ông bố. Chỉ cắt tóc thôi mà khiến con trai bé nhỏ không nhận ra mình nữa, thật đau khổ quá mà.
'Trời thằng bé vừa mếu máo khóc vừa đặt tay lên trán tỏ vẻ mệt mỏi chưa kìa'.
'Em bé khóc drama nhất mà tôi nhìn thấy'.
'Mọi người đừng cười ông bố nữa, hồi em 3 tuổi bố em cạo râu mà em cũng hết hồn như vậy luôn'.
'Lớn lên mà xem lại clip chắc cậu bé phải ngượng lắm nhỉ, drama thế cơ mà'.
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

8 kỹ năng sơ cứu cứu mạng trẻ trong những trường hợp khẩn cấp

1. Trầy da, rách da (có chảy nhiều máu)
Đầu tiên, bạn hãy làm sạch vết thương bằng nước cho con trẻ. Để vết thương không bị chảy máu nữa, bạn hãy ép vết xước. Sau đó, bạn bôi kem sát trùng hoặc xịt vào vết thương.
Nếu vết trầy hay rách da lớn hoặc sâu, bạn hãy đưa con đến bác sĩ đa khoa để khâu vết thương.
2. Phản ứng dị ứng
8 ky nang so cuu cuu mang tre trong nhung truong hop khan cap
Ảnh minh họa. 
Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, sưng lưỡi, sưng cổ họng, ngứa hoặc sưng mắt, da mờ, cảm giác hoảng loạn và có dấu hiệu sốc. Bạn hãy đưa con ra khỏi khu vực dễ bị dị ứng và để con ngồi hơi nghiêng về phía trước để dễ thở hơn.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn sử dụng EpiPen theo chỉ dẫn và gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.
3. Bỏng và bỏng nước
Đối với bỏng nước nhỏ, bạn hãy ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh hoặc đặt dưới vòi nước đang chảy. Sau đó, bạn hãy làm sạch vùng da bằng chất khử trùng và phủ nó bằng băng khô không dính. Bạn không nên bôi thuốc mỡ hoặc thực hiện các biện pháp truyền thống khác như bột, kem đánh răng hoặc thạch để bôi vào vết thương vì chúng có thể gây kích ứng vết bỏng hoặc bỏng nước và dẫn đến nhiễm trùng trầm trọng thêm.
Đối với bỏng nước lớn, bạn cần bọc vùng da bị bỏng bằng một tấm vải sạch và chăn trước khi đưa con bạn đến trạm y tế.
4. Nghẹt thở
Bạn hãy thực hiện phương pháp Heimlich để ngăn ngừa nghẹt thở:
- Nắm một tay lại. Sau đó đặt vị trí của ngón tay cái ở phía trên rốn và đặt bàn tay kia lên nắm tay.
- Đẩy vào trong và hướng lên bụng của con bạn với những cú giật nhanh, cho đến khi khi dị vật được tống ra hoặc trẻ sơ sinh không phản ứng.
- Tìm tới sự trợ giúp của các bác sĩ.
Tuy nhiên, xin lưu ý rằng phương pháp Heimlich không được được dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đối với trẻ sơ sinh bị nghẹn, bạn sẽ cần:
Cha mẹ nào cũng không thể không biết 8 kỹ năng sơ cứu cứu mạng trẻ trong những trường hợp khẩn cấp
- Úp mặt trẻ xuống bằng cách giữ đầu bằng một tay, người trẻ tựa vào cánh tay bạn.
- Dùng bàn tay kia đập 5 lần giữa hai bả vai.
- Nếu không thể loại bỏ dị vật, bạn hãy lăn trẻ sơ sinh hướng lên trên trong khi dùng tay đỡ phía sau đầu của trẻ, đặt 2 ngón tay phía trên xương ức bên dưới đường núm vú.

Tin tài trợ

- Dùng 5 lực đẩy ngực khoảng 1 lần mỗi giây, với mỗi lần sâu khoảng 3.81 cm.
- Tiếp tục dùng 5 cú đẩy ngược và 5 cú đẩy ngực cho đến khi dị vật được tống ra hoặc trẻ sơ sinh không phản ứng.
- Tìm tới sự trợ giúp của các bác sĩ.
5. Gãy xương
Bạn hãy lấy vải bọc đá và thoa đều lên vùng da bị thương để giảm sưng và đau. Ổn định vết thương và giữ nguyên như vậy khi bạn đưa con đến cơ sở y tế.
6. Chấn thương đầu
Để giảm sưng đầu, bạn hãy đắp lớp vải cuốn đá lơn. Bạn tiếp tục theo dõi tình trạng của con bạn. Nếu con thở bất thường, nôn mửa, tai và mũi chảy muốn, buồn ngủ hoặc mất ý thức, bạn hãy đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức.
7. Ngộ độc do tai nạn
Bạn hãy tìm tới sự trợ giúp của các bác sĩ ngay lập tức. Nếu con bạn bất tỉnh, bạn hãy gọi xe cứu thương và đặt con nằm sấp bụng để khi con nôn, con không nuốt cả chất nôn. Bạn đừng thực hiện bất cứ phương thuốc nào hoặc dùng thuốc giải độc, hoặc cố gắng bịt miệng con bằng ngón tay của bạn.
Bạn cũng có thể mang chất gây ngộ độc đến cơ sở ý tế hoặc phòng khám, vì bác sĩ có thể thấy kiểm tra các thành phần độc tố có trong đồ ăn đó hay không.
8. Động kinh do sốt
Bỏ ngay bất kỳ đồ vật như đồ chơi hoặc chăn xung quanh con để giúp trẻ không bị thương khi co giật. Bạn hãy làm mát nhiệt độ cơ thể của con bạn dần dần. Thay vì sử dụng chăn ướt có thể gây sốc cho trẻ, bạn hãy bật quạt hoặc điều hòa không khí hoặc mở bất kỳ cửa sổ nào.
Khi cơn động kinh kết thúc, bạn để trẻ nằm nghiêng, đầu nghiêng về phía sau.
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Trẻ dưới một tuổi không nên ăn gì?

Muối: Vào thời điểm này, thận của trẻ chưa thích ứng được với lượng muối nhiều. Trẻ dưới một tuổi cần 0,4 g muối mà nồng độ này đã có trong sữa mẹ nên không cần dùng thêm muối. Cơ thể của trẻ thừa muối có thể làm tăng áp lực lên thận và gây ra nhiều vấn đề về huyết áp khi trẻ lớn lên. Ảnh: Thedailystar.Đường: Sử dụng đường vào độ tuổi này có thể gây hại tới những chiếc răng sữa vừa mới nhú của trẻ. Điều đó có thể dẫn đến sâu răng, tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường khi trưởng thành. Ảnh: Sciencefocus.Mật ong: Đây là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, nhưng được khuyên nên tránh cho trẻ dưới một tuổi sử dụng. Nguyên nhân là mật ong có chứa lượng đường lớn và chất gây ngộ độc clostridium botulium. Với người lớn, bào tử này hoàn toàn vô hại vì hệ tiêu hóa đã trưởng thành. Nhưng với trẻ dưới một tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa đủ sức để vô hiệu hóa các bào tử đó. Chúng có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê, thậm chí tử vong. Ảnh: Health.Trứng: Thực phẩm này chứa lượng protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào. Tuy nhiên, trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt là lòng trắng. Các protein trong lòng trắng trứng có thể làm bé bị dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, bạn không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng chưa chín kỹ. Ảnh: Washingtonpost.Một số loại cá: Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các mẹ cần tránh những loại cá có nồng độ thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá marlin. Bởi vì lượng thủy ngân trong chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Ảnh: Thebump.Sữa bò: Theo tạp chí Parents, sữa bò chứa rất nhiều protein và chất khoáng khiến trẻ dưới một tuổi khó tiêu. Nó có thể dẫn đến đầy bụng, rối loạn tiêu hóa và gây hại đến thận của bé. Ảnh: Onegreenplanet.Hải sản có vỏ: Tôm, hàu, sò, ốc... là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cho bé ăn chúng sau một tuổi. Đặc biệt, bố mẹ cần chú ý và hỏi ý kiến bác sĩ nếu gia đình có người bị dị ứng hải sản. Ảnh: Cbsnews.Các loại hạt: Đậu phộng, lạc... dễ gây dị ứng đối với trẻ dưới một tuổi. Chúng cũng là lý do phổ biến nhất gây hóc, nghẹt thở ở nhiều trẻ. Tránh hoàn toàn các loại hạt này trước khi trẻ qua một tuổi. Nếu vẫn muốn cho bé ăn, mẹ hãy xay nhuyễn hoặc nấu thật mềm. Ảnh: Medicalnewstoday.

Tre duoi mot tuoi khong nen an gi?
Muối: Vào thời điểm này, thận của trẻ chưa thích ứng được với lượng muối nhiều. Trẻ dưới một tuổi cần 0,4 g muối mà nồng độ này đã có trong sữa mẹ nên không cần dùng thêm muối. Cơ thể của trẻ thừa muối có thể làm tăng áp lực lên thận và gây ra nhiều vấn đề về huyết áp khi trẻ lớn lên. Ảnh: Thedailystar.
Tre duoi mot tuoi khong nen an gi?-Hinh-2
Đường: Sử dụng đường vào độ tuổi này có thể gây hại tới những chiếc răng sữa vừa mới nhú của trẻ. Điều đó có thể dẫn đến sâu răng, tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường khi trưởng thành. Ảnh: Sciencefocus.
Tre duoi mot tuoi khong nen an gi?-Hinh-3
Mật ong: Đây là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, nhưng được khuyên nên tránh cho trẻ dưới một tuổi sử dụng. Nguyên nhân là mật ong có chứa lượng đường lớn và chất gây ngộ độc clostridium botulium. Với người lớn, bào tử này hoàn toàn vô hại vì hệ tiêu hóa đã trưởng thành. Nhưng với trẻ dưới một tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa đủ sức để vô hiệu hóa các bào tử đó. Chúng có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê, thậm chí tử vong. Ảnh: Health.
Tre duoi mot tuoi khong nen an gi?-Hinh-4
Trứng: Thực phẩm này chứa lượng protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào. Tuy nhiên, trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt là lòng trắng. Các protein trong lòng trắng trứng có thể làm bé bị dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, bạn không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng chưa chín kỹ. Ảnh: Washingtonpost.
Tre duoi mot tuoi khong nen an gi?-Hinh-5
Một số loại cá: Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các mẹ cần tránh những loại cá có nồng độ thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá marlin. Bởi vì lượng thủy ngân trong chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Ảnh: Thebump.
Tre duoi mot tuoi khong nen an gi?-Hinh-6
Sữa bò: Theo tạp chí Parents, sữa bò chứa rất nhiều protein và chất khoáng khiến trẻ dưới một tuổi khó tiêu. Nó có thể dẫn đến đầy bụng, rối loạn tiêu hóa và gây hại đến thận của bé. Ảnh: Onegreenplanet.
Tre duoi mot tuoi khong nen an gi?-Hinh-7
Hải sản có vỏ: Tôm, hàu, sò, ốc... là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cho bé ăn chúng sau một tuổi. Đặc biệt, bố mẹ cần chú ý và hỏi ý kiến bác sĩ nếu gia đình có người bị dị ứng hải sản. Ảnh: Cbsnews.
Tre duoi mot tuoi khong nen an gi?-Hinh-8
Các loại hạt: Đậu phộng, lạc... dễ gây dị ứng đối với trẻ dưới một tuổi. Chúng cũng là lý do phổ biến nhất gây hóc, nghẹt thở ở nhiều trẻ. Tránh hoàn toàn các loại hạt này trước khi trẻ qua một tuổi. Nếu vẫn muốn cho bé ăn, mẹ hãy xay nhuyễn hoặc nấu thật mềm. Ảnh: Medicalnewstoday.
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Ảnh Sản Phẩm
















 
------------------- ---------------------------

quà tặng 20/10 cho mẹ, quà tặng 20/10 cho vợ, quà 20 10 ý nghĩa cho bạn gái, , quà tặng 20 10 cho cô giáo, combo quà tặng 20/10, quà 20/10 tặng vợ, tặng gì cho vợ nhân ngày 20 10, hộp quà 20/10, quà tặng 20/10 cho bạn gái, quà tặng 20/10 cho vợ, quà 8/3 cho mẹ, quà tặng 20/10 cho mẹ, bài hát quà 8/3, quà sinh nhật, tặng quà cho bạn gái mới quen ngày 8 3, quà 20 10 ý nghĩa cho bạn gái, quà tặng sinh nhật dưới 200k, quà tặng sinh nhật bạn thân, quà tặng bạn gái ngày sinh nhật, quà tặng sinh nhật cho người thân, tặng quà sinh nhật cho bạn bè, quà sinh nhật dưới 50k, qua tang sinh nhat doc va la, quà sinh nhật cho người yêu, quà tặng bạn gái mới quen, quà tặng bạn gái ngày sinh nhật, tặng quà sinh nhật cho bạn gái thân,